Mặc dù tổng doanh thu của xổ số cả nước lên tới hơn 300.000 tỷ đồng trong năm 2019 nhưng xổ số vẫn có một vài đài có tỷ lệ tiêu thụ dưới 60%. Chẳng hạn như XSMB 168 thì đang bị lô đề chèn ép, XSMT thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc phổ biến vé số đến những địa bàn sâu xa.

Có nên ngừng phát hành những đài tiêu thụ vé dưới 60%?

Hoạt động kinh doanh xổ số là phương án huy động dòng tiền sức dân để đóng góp ngân sách vào công cuộc xây dựng tổ quốc, chính vì thế nếu có bất kỳ yếu tố nào làm lãng phí ngân sách đều đang trực tiếp tác động vào sự phát triển của lợi ích đất nước.

XSMN hiện tại vẫn đang là đầu tàu cả nước với việc chiếm hơn 90% tổng doanh thu cả nước, tỷ lệ tiêu thụ cũng luôn vượt mức 90% tổng lượng vé phát hành. Nói không ngoa khi Miền Nam chính là thiên đường đối với toàn ngành XSKT.

Riêng Miền Bắc ai nấy dù muốn hay không cũng phải thừa nhận rằng lô đề ở đây quá phát triển, các hoạt động ghi số lô đề gần như công khai, các quán vỉa hè trà đá hay đại lý xổ số đều có hỗ trợ riêng cho khách hàng muốn chơi lô đề. Chính vì thế dù là cái nôi của XSKT nhưng hiện tại Miền Bắc đã dần tỏ ra hụt hơi trong việc phát triển lượng vé tiêu thụ.

Miền Trung quanh năm gió bão, lũ lụt trùng trùng, đường xá giao thông lẫn cơ sở hạ tầng đều đang chịu nhiều thua thiệt so với hai miền còn lại. Việc phân phối vé đến được các điểm vùng sâu vùng xa còn gặp rất nhiều trở ngại. Dân cư thưa thớt, thanh niên mới lớn thì kéo nhau vào Sài Gòn, Bình Dương, v.v để làm việc thế nên xổ số ở đây chỉ bán được cho thế hệ lớn tuổi là chính.

ngưng tiêu thụ các đài dưới 60%

Xổ số vẫn đang có sự bất hợp lý trong thu chi giữa các đài

Ấy là chưa kể người Miền Trung bản tính cần kiệm, lo lắng bộn bề nên mỗi lần chi tiền họ đều suy nghĩ rất thận trọng, không hào sảng phóng khoáng mua một lần cả ”cây” vé như đồng bào Miền Nam được.

Đã có khá nhiều ý kiến đề nghị nên ngưng phát hành vé số ở những tỉnh thành có lượng tiêu thụ vé dưới 60% nhằm tiết kiệm ngân sách quốc gia. Việc này không phải là vấn đề đơn giản mà cần phải xem xét kỹ lưỡng ở nhiều mặt khác nhau.

Các tỉnh thành đó mặc dù tiêu thụ thấp nhưng tổng quan thì XSKT tại đơn vị đó vẫn có lãi (không lãi cũng khó, bán giấy thành tiền mà) thế nên họ vẫn đóng góp dòng tiền dương vào ngân sách. Điều cần chú ý ở đây là lượng vé ế và chi phí tiêu hủy, bảo quản, chi trả cho hệ thống đó chiếm lại một khoản rất lớn.

Chi phí để xử lý các công đoạn đó lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, con số này đủ khiến nhiều ban ngành giật mình. Thế nhưng vấn đề đặt ra ở đây là nếu ngưng phát hành những đài quay ấy thì các chi phí lãng phí đó có thật sự giảm xuống hay không?

Xổ số cũng như đồng tiền vậy, luôn có hai mặt đi song hành với nhau. Nếu chỉ vì mặt khuyết của nó mà triệt tiêu con đường phát triển của nó thì quả thật không hợp lý. Thay vào đó, các cán bộ lãnh đạo nên ngồi lại với nhau để tìm ra phương án thay đổi chính sách phát hành xổ số.

Thực hiện công nghệ phân tích dữ liệu để tính toán lượng vé phù hợp với từng thị trường cụ thể để hạn chế lãng phí, hiện đại hóa các công tác gây ảnh hưởng tới chi phí hoạt động, tối ưu lại quy trình phân phối vé từ truyền thống đến online thì mới tạo được sự thay đổi thực tế.